1. Mộ kết là gì?
Mộ kết là hiện tượng xác chết không phân hủy sau nhiều năm chôn cất. Từ lâu nay, mộ kết là hiện tượng tâm linh huyền bí dân gian truyền tai kể nhau nghe. Có rất nhiều câu chuyện sởn da gà về hiện tượng mộ kết được ghi lại.
2. Những câu chuyện dựng tóc gáy về hiện tượng mộ kết
Câu chuyện về những xác người chưa phân hủy hết ở nghĩa địa Đồng Hang (thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng) luôn là chủ đề bàn tán của người dân nơi đây mỗi khi nhà ai đó cải táng mộ.
Về nghĩa địa Đồng Hang một chiều xe lạnh, bên cạnh dãy núi đã vôi sừng sững có mội vài cái hang tối đen dưới chân, chúng tôi hiểu ngay vì sao người ta gọi đây là nghĩa địa Đồng Hang. Đã sớm nghe những câu chuyện rùng rợn về khu nghĩa trang này.
Những ngôi mộ nằm lúp xúp xen trong những đám cỏ, có vài ngôi được đưa lên phía đất cao hoặc người nhà tôn lên và xây cất cẩn thận, còn đa số vẫn nằm ở dưới vùng trũng. Họ râm ran nói về những cái xác còn nguyên vẹn sau nhiều năm chôn dưới đất. Lạ kỳ hơn, có cái xác vẫn còn nguyên tay chân?...
Tìm vào nhà ông Lê Văn Mật và ông Nguyễn Văn Cương, cả hai đều là phu bốc mộ ở nghĩa địa Đồng Hang. Nhà của hai ông nằm ở hai ngõ khác nhau bên cạnh cánh đồng Minh Đức, những con ngõ nhỏ lúc nào cũng vắng người, không khí lạnh tanh khiến chúng buồn ảm đạm.
Ông Lê Văn Mật kể: "Năm nào ít thì vài ba trường hợp, nhiều thì 5, 6 trường hợp, mặc dù đây chỉ là nghĩa địa của làng. Trường hợp đầu tiên mà tôi chứng kiến là của ông T. Chuyện ông già này lạ lắm, những người đã truyền tụng chuyện ông.
Đời thuở nhà ai quy tiên từ năm 1972 mà cải mả mấy lần không được, lần nào xác cũng còn nguyên? Tôi cũng sợ lắm, sợ rằng đào lên vẫn “xanh” như thế thì mình vừa mất công mà lại thấy tội cho gia đình họ. Cuối cùng, suy đi tính lại, tôi nhận lời.
Hôm đó trời mưa tầm tã, cả đoàn người bì bõm lội trong mưa và đêm tối. Đến mộ, cả toán hồi hộp bắt tay vào việc. Chỉ chừng mươi phút bới đất, nắp quan tài hiện ra trong vũng nước nhão nhoét.
Bởi được mai táng bằng gỗ tốt nên nắp hòm khá nặng, hai người đàn ông lực lưỡng còng lưng bẩy mà nó vẫn không nhúc nhích, phải thêm hai người nữa Tôi cố định thần nhìn vào quan tài. Cái xác vẫn cứ trương lên như một hình nộm bằng cao su?
Tuy đã bịt mũi bốn lần khăn, ruột gan tôi vẫn như bị ai thò tay vào mà vặn, mà xoắn. Sự khủng khiếp đến quá sức tưởng tượng. Sau một hồi bàn bạc, suy tính cả gia đình thống nhất lấp đi vĩnh viễn. Nhớ lại mà đến giờ tôi vẫn thấy sợ".
Cũng theo lời ông Lê Văn Mật, ở đây có một quy định bất thành văn: Nhà nào cần bốc mộ cũng phải chuẩn bị sẵn hai con dao thật sắc để lóc thịt người đã khuất vì hầu hết cái xác chỉ mới tiêu được một phần. Chính vì thế, ở đây thường để 4 năm mới bốc, thay vì 3 năm như thông lệ chung của người Việt”.
Nhà ông Nguyễn Văn Cương cách nhà ông Mật một con ngõ và gần nghĩa địa Đồng Hang hơn. Vào nghề mới hơn chục năm, những trường hợp xác chết chưa phân hủy hết mà còn một bộ phận thì ông gặp quá nhiều.
Người thì còn tay, người thì còn nguyên cả cái chân, người thì còn cả nửa trên ông nhớ lần gặp trường hợp còn nguyên nửa trên khi ấy ông phải luồn tay vào bụng của người đã mất mà “dọn dẹp” cho sạch. Có một chuyện mà ông Cương nhớ đến già, đó là trường hợp của ông C., một người cũng ở thị trấn Minh Đức.
Cả dân gian lẫn nhiều tài liệu phong thủy đều nói về mộ kết, chung quy là nếu mộ kết mà để yên như vậy thì mấy đời con cháu đều hưng thịnh, phúc lộc dồi dào, còn nếu cứ đào lên thì phúc biến thành họa, mà là đại họa, không lụn bại về kinh tế thì cũng thiệt về sức khỏe, mạng sống, hoặc bại hoại thanh danh, hay phải “đáo tụng đình”...
Dấu hiệu mộ kết được truyền lại là: Ngôi mộ và vùng đất đặt mộ ngày càng nổi cao lên hoặc nở to ra, đất xốp mịn (có quan điểm lại nói là đất rất cứng), trong quan tài có mạng nhện hay màng tơ (màu trắng hoặc đỏ) bao bọc, di hài còn nguyên vẹn, hoặc mộ bị mối đùn lên, kết thành một khối vững chắc... Tóm lại, gặp trường hợp này thì con cháu nên để nguyên rồi xây mộ kiên cố trùm lên chứ không được bốc.
3. Lý giải khoa học về hiện tượng mộ kết
Giáo sư Lê Chí Quế, chuyên gia đầu ngành về văn học dân gian chia sẻ: “Những câu chuyện kỳ bí liên quan đến mộ kết tôi đã được nghe nhiều nhưng chưa có dịp nghiên cứu sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, việc những ngôi mộ sau một thời gian hoặc vừa chôn đất, cứ đùn lên ngày càng to khác thường có thể là do tính chất vật lý của đất.
Có thể đất chỗ đó có sự giãn nở khác thường hoặc do giun, mối đùn đất cao lên. Và trong mỗi ngôi mộ kết ấy thường có dây tơ hồng quấn quanh người chết. Cái này xuất phát từ suy nghĩ bên ngoài đẹp, bên trong cũng sẽ đẹp như vậy.
Còn xét về góc độ tín ngưỡng, hiện tượng mộ phát liên quan đến gốc tích phồn thực. Phồn là sự sinh sôi, phát triển, nở ra: Người sinh đẻ, cây cối sinh sôi...
Từ hiện tượng tự nhiên, người ta gắn với tín ngưỡng cho rằng sự sinh sôi nảy nở này gắn với những ước mơ về sự giàu sang, no ấm trong cuộc đời mỗi con người và nó kéo dài mãi mãi từ đời này sang đời khác.
Nhiều người cho rằng mộ kết thì phải giữ nguyên, không được cải táng thì sự tốt đẹp mới kéo dài mãi. Ngược lại, nếu cải táng mộ kết, sự tốt đẹp biến thành điềm xấu, hủy diệt cả dòng họ... Tất cả xuất phát từ gốc tích tín ngưỡng phồn thực”.
Những nhà giàu có, mua quan tài gỗ tốt, khâm liệm nhiều lớp, trong quan tài để nhiều chất chống ẩm, lại nhờ thầy địa lý chọn được huyệt đất trên gò hay núi cao, khô ráo, nên thi thể chậm phân huỷ hơn. người bình thường. Họ đã giàu thì con cháu có điều kiện học hành, việc kiếm được quan chức hoặc ngày càng giàu thêm cũng phải lẽ, nhất là khi tâm lý thư thái, tự tin vì nghĩ mộ tổ tiên mình đã kết”.
Các tài liệu của thế kỷ trước khi nhắc đến mộ kết cũng có nhắc đến loại “đất dưỡng thi”, loại đất có khả năng giữ cho thi hài trải qua nhiều năm mà da thịt không hoại. Có lẽ những thành phần đặc biệt trong loại đất này khiến các loại vi khuẩn, cả hiếu khí lẫn yếm khí, đều không sống nổi, gây “kết phát” cho những ngôi mộ vô tình được táng vào đây.
Theo Blogkhoahoc.net